Nền ẩm thực Việt Nam nổi danh với những món ăn khỏe thuận tự nhiên với nguyên liệu quen thuộc là các loại hạt dinh dưỡng xanh. Trong bài viết này, hãy cùng Dinh Dưỡng Xanh tiếp tục điểm qua các món ăn quen thuộc với người Việt Nam làm từ hạt nhé!
>> Xem thêm 10 món ăn làm từ hạt phổ biến ở Việt Nam (P1)
Các loại phở, bún, hủ tiếu
Bánh hạt dẻ Sa Pa
Với nguyên liệu chính là hạt dẻ xay nhuyễn cùng đường, nhân sẽ được bọc trong lớp vỏ bằng bột mỳ. Sau đó đem nướng vàng, bánh hạt dẻ SaPa được khoác lên mình màu vàng từ trứng gà thật cuốn hút, phần vỏ bánh thì không hề khô, tiến đến lớp nhân bên trong là sự dẻo mịn, béo bùi của hạt dẻ.
Bánh hạt dẻ SaPa được khoác lên mình màu vàng từ trứng gà thật cuốn hút |
Cùng với đó, hạt dẻ còn được biến tấu thành vô vàn những món ăn khác như hạt dẻ rang bơ, hạt dẻ rang mật ong, chân giò hầm hạt dẻ,...
Gà tần hạt sen
Món gà hầm hạt sen với vị ngon ngọt của thịt gà hòa quyện với vị bùi bùi của hạt sen chín mềm, vị ngọt của nấm tạo nên một món ăn với hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Hạt sen từ lâu được biết đến là loại hạt bổ dưỡng, có công dụng an thần, giúp ngủ ngon.
Hạt dễ dàng biến tấu thành các món mặn hay tráng miệng như Chân giò hầm hạt sen, Gà tần hạt sen, Chè hạt sen,..
Kẹo lạc
Nguyên liệu làm kẹo lạc rất đơn giản gồm: lạc, vừng, đường kính trắng và mạch nha. Để làm kẹo lạc phải trải qua nhiều công đoạn và mỗi công đoạn cần có sự tỉ mỉ, cẩn thận mới cho ra được sản phẩm chất lượng và hình thức.
Nguyên liệu làm kẹo lạc rất đơn giản gồm: lạc, vừng, đường kính trắng và mạch nha |
Kẹo lạc là món ăn vặt truyền thống của người Việt với vị ngọt đậm của đường kính, vị thơm bùi của lạc tạo nên hương vị khó quên. Đặc biệt, kẹo lạc thường là món quà thơm thảo dùng để mời khách tới nhà chơi, thưởng thức cùng nước trà xanh chan chát.
Muối vừng
Món ăn dân dã chỉ với nguyên liệu chính là hạt vừng, hạt lạc, đem rang và giã nhỏ nhưng không được nát quá. Sau đó, trộn với muối hột đã rang tùy theo khẩu vị mỗi gia đình. Ở một số gia đình, người ta còn cho thêm một ít mì chính hoặc đường để cân bằng vị.
Với cách làm đơn giản, muối vừng giữ nguyên được hương vị thơm bùi của vừng và lạc, thêm chút gia vị là đã có ngay món ăn kèm bổ dưỡng.
Có thể nói, các món ăn truyền thống từ hạt là vô cùng đa dạng với đa dạng cách chế biến, hương vị mang đậm nét văn hóa ở từng vùng miền. Nếu bạn đã thử nếm qua một lần, chắc chắn sẽ không bao giờ có thể quên được hương vị thơm ngon mà hạt mang lại.